Các chỉ số thường được dùng trong trồng rau thủy canh
Khác với phương pháp trồng rau truyền thống, dinh dưỡng trong trồng rau thủy canh dựa vào dung dịch được hòa tan hoàn toàn vào trong nước.Vì vậy việc kiểm tra, đo lường nồng độ dung dịch sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển của cây.Do đó, khi đã quyết định trồng rau thủy canh, bạn cần có những kiến thức cơ bản của những chỉ số về Ph, TDS,… và ở bài chia sẻ này, Thủy canh nông thị sẽ gửi đến bạn những kiến thức hữu ích về những chỉ số trên.
CHỈ SỐ PH, TDS VÀ EC
- PH nói đơn giản là chỉ số dùng để đo tính axit hay bazơ trong dung dịch bạn cần đo.Chỉ số thang đo Ph nằm từ 0 đến 14, với dung dịch có tính axit thì độ Ph nằm từ 0 đến 7 và bazơ từ 7 đến 14.
Trong trồng rau thủy canh, nồng độ Ph phù hợp nhất vào khoảng từ 5.8 đến 6.5 nghĩa là môi trường axit nhẹ.
- TDS là chỉ số tổng chất rắn hòa tan trong lượng thể tích nước và được biểu thị bằng đơn vị mg/l.
Đối với trồng rau thủy canh, PPM được sử dụng để hiện thị nồng độ dung dịch để bạn kiểm soát lượng dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với từng loại cây bạn muốn trồng. Không chỉ vậy, chỉ số ppm này còn có tác dụng để bạn điều chỉnh lượng dung dịch phù hợp cho từng giai đoan phát triển của cây.
Loại rau |
Nồng độ TDS (mg/l) |
Độ Ph |
Xà lách |
600- 800 |
5.5- 6.2 |
Rau muống |
400- 600 |
5.8- 6.5 |
Cải |
700-1000 |
5.8- 6.2 |
Rau gia vị |
600- 1000 |
5.8- 6.2 |
Rau mùng tơi |
1000-1200 |
5.8- 6.0 |
Rau dền |
500- 800 |
5.8- 6.2 |
Cà chua bi |
1200- 1800 |
5.8- 6.2 |
Bảng nồng độ dung dịch một số loại rau
Chỉ số TDS có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây rau.Nếu bạn để chỉ số này xuống thấp, dung dịch thủy canh sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho rau , nhưng nếu chỉ số này quá cao, vượt mức cho phép sẽ gây ngộ độc cho rau. Vì vậy khi trồng cây thủy canh, bạn nên lưu ý nhiều đến vấn đề này.
- EC là chỉ số diễn tả nồng độ ion hòa tan trong dung dịch, có thể hiểu cơ bản là độ dẫn điện của dung dịch và được biểu thị bằng đơn vị Ms/cm. Cũng giống như TDS, chỉ số này góp phần không nhỏ đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây rau.
Để cây rau thủy canh phát triển và đạt sản lượng bạn mong muốn, chỉ số EC tốt nhất cần được giữ ở mức ổn định từ 1.5 đến 2.5 ms/cm.Tùy theo nhóm cây ăn lá hay ăn trái mà mức EC sẽ ở những mức cụ thể hơn.
- Đối với cây ăn lá thì mức EC thích hợp từ 1.6 đến 1.8 ms/cm
- Đối với cây ăn trái thì mức EC thích hợp từ 2 đến 2.2 ms/cm
Bạn cần phải giữ cho EC ở mức ổn định nhằm cân bằng dinh dưỡng trong dung dịch.Nếu EC cao, cây sẽ hấp thu nước nhanh hơn muối khoáng làm cho nồng độ dung dịch quá cao gây ngộ độc cho rau, và ngược lại nếu EC thấp, cây sẽ hấp thụ muối khoáng nhanh hơn nước khiến cây thiếu dinh dưỡng, cần được bổ sung kịp thời.
ĐO CHỈ SỐ PH, TDS, EC BẰNG BÚT ĐO CẦM TAY
Khi đã theo dõi được tốt 3 chỉ số PH, TDS và EC có nghĩa là bạn đã kiểm soát được phần nào trong quá trình trồng rau thủy canh của mình. Thông qua 3 chỉ số trên, bạn sẽ đảm bảo được dung dịch dinh dưỡng luôn đúng cho từng giai đoạn của cây rau, không quá đặc (gây ngộ độc) cũng không quá loãng (cây bị thiếu dinh dưỡng).
Có nhiều cách để đo các chỉ số trên, dễ dàng nhất là bạn có thể sử dụng bút đo chỉ số cầm tay đang được bán trên thị trường được tích hợp để do cả 3 loại hoặc riêng lẻ với nhiều giá thành khác nhau từ vài ra trăm nghìn đến vài triệu, tùy theo điều kiện của từng người
Với Ph mình khuyên bạn nên sử dụng loại bút đo riêng chỉ dành để đo chỉ số này do giá thành thấp, phù hợp với đa số người dùng.
Bút đo Ph
Còn với 2 chỉ số còn lại (TDS và EC) bạn có thể mua loại bút tích hợp sẵn dùng để đo cả loại trên.
Bút đo TDS&EC
Qua bài viết trên, Thủy canh nông thị đã giới thiệu đến bạn những chỉ số đo lường thường được dùng để kiểm soát nồng độ dinh dưỡng cần thiết giúp phát triển vườn rau thủy canh của mình và đạt đươc kết quả mong muốn.