Cách lắp đặt và sử dụng trụ trồng rau thủy canh tại nhà
NÊN ĐỂ TRỤ TRỒNG RAU THỦY CANH Ở ĐÂU CHO PHÙ HỢP ?
- Để rau trồng phát triển đạt năng suất cao nhất, thì rau cần được cung cấp ánh sáng đầy đủ (tốt nhất là ánh sáng mặt trời) tối thiểu phải là 5 tiếng/ngày.
- Trong trường hợp đặt trụ trồng rau thủy canh tại nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp, ta cần phải bổ sung và cung cấp nguồn ánh sáng dành cho nông nghiệp ít nhất 10 tiếng/ngày.
- Khi đã có ánh sáng phù hợp, điều bạn lưu ý tiếp theo là phải gần nguồn phát điện (để chạy máy bơm) và gần nguồn cung cấp nước sạch.
- Nên đặt trụ tại nơi bằng phẳng, tránh bề mặt nghiêng có thể làm ảnh hưởng đến việc trao đổi dinh dưỡng và khả năng tự động xoay của một số loại trụ.
- Nếu đã đáp ứng được những yêu cầu trên, bạn có thể suy nghĩ đến việc đặt nơi nào trong ngôi nhà của mình để góp phần tạo khoảng không gian xanh cho gia đình bạn.
CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA TRỤ TRỒNG RAU THỦY CANH
-
Cả 2 loại trụ trồng rau thủy canh hiện nay trên thị trường (loại xoay và không xoay) đều có thiết kế thùng chứa nước ở đáy trụ là nơi để pha dung dịch dinh dưỡng đáp ứng cho sự phát triển của cây rau.
- Máy bơm được sử dụng trong trụ trồng rau thủy canh thường là loại máy bơm chìm và đặt trong thùng chứa có tác dụng đưa nước lên đỉnh trụ thông qua hệ thống ống được giấu trong lòng trụ.
- Tại mỗi tầng của thân trụ đều có những lỗ nhỏ dùng để thoát nước, có tác dụng điều chỉnh và phân phối dung dịch dinh dưỡng tới cây rau.
- Quá trình này được lặp đi lặp lại liên tục trong lòng trụ trồng rau thủy canh cho tới khi thu hoạch.
DUNG DỊCH DINH DƯỠNG THỦY CANH
- Khác với phương pháp trồng rau truyền thống (thổ canh) trồng rau thủy canh hoàn toàn được trồng trong nước pha kèm dung dịch dinh dưỡng.
- Dung dịch dinh dưỡng có thể ở dạng nước hoặc dạng bột nhưng tất cả đều phải đáp ứng được hòa tan hoàn toàn vào trong nước.
- Thông thường dung dịch thủy canh được chia làm 2 phần, một số bạn sẽ hỏi là tại sao lại phải chia làm 2 phần? Ở đây mình giải thích đơn giản là để ngăn khả năng dung dịch phản ứng hóa học lại với nhau, làm ảnh hưởng đến chất lượng của dung dịch thủy canh.
- Ngoài ra khi pha dung dịch dinh dưỡng ta cũng cần lưu ý phải pha riêng lẻ, từng loại một.
CÁCH ĐO VÀ PHA DUNG DỊCH DINH DƯỠNG
- Có 2 cách đo nồng độ dinh dưỡng thường được dùng:
- Độ pH là đơn vị dùng để nhận biết tính chất của môi trường muốn đo (axit hoặc bazơ).
- Độ Ppm là đơn vị đo mức độ dinh dưỡng được hòa tan trong môi trường nước.
- Đối với cây trồng thủy canh, nồng độ pH thích hợp thường mang tính hơi axit (độ pH < 7) tối ưu nằm vào khoảng 5.5 đến 6.5 và độ Ppm là nằm vào khoảng từ 700 đến 900ppm.
Ví dụ mình sử dụng hộp dinh dưỡng MasterBlend để pha dung dịch dinh dưỡng.
- Đầu tiên đổ nước vào thùng chứa nước dưới đáy trụ (có thể 40 hoặc 50 lít nước tùy theo từng loại trụ) ở đây mình sử dụng loại 50 lít.
- Thông thường với nồng độ 200ppm, mình sẽ pha theo tỉ lệ 2 muỗng A và 1 muỗng B vào 50 lít nước. Ở đây, muốn pha với nồng độ vào khoảng 700 đến 900ppm, mình sẽ cho vào 8 muỗng A và đợi 30 giây, sau đó sẽ cho tiếp vào 4 muỗng B, đến đây mình đã hoàn thành được dung dịch dinh dưỡng muốn pha.
-Mỗi loại rau đều có lượng dinh dưỡng khác nhau, và do đặt tính có thể trồng nhiều loại rau trên cùng 1 thân trụ nên ta sẽ sử dụng mức dinh dưỡng bình quân cho tất cả các loại rau trồng, bạn có thể tham khảo bảng thông số nồng độ Ppm cho loại rau như sau:
PHÂN PHỐI THỜI GIAN TƯỚI NƯỚC PHÙ HỢP
- Khi trồng rau thủy canh, bạn nên lưu ý đến thời gian bơm nước sao cho phù hợp.
-Thời gian bơm nước lý tưởng cho cây rau phát triển là 15 phút mở và 45 phút tắt, vào mùa khô ta cần tăng thêm 5 phút mở trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 16 giờ, trong mùa mưa khoảng thời gian tắt cần kéo dài hơn, chu kỳ thời gian lúc này có thể là 10 phút mở và 60 phút tắt. Ngoài ra buổi tối bạn cũng có thể đặt chu kỳ 15 phút mở và 2 giờ tắt.
- Bảng thiết lập chu kỳ hẹn giờ cho trụ trồng rau thủy canh:
Có thể mở thêm vào mùa khô với thời lượng sau:
- Khi hoàn thành những nước trên, bạn có thể cho cây con vào rọ để đặt lên thân trụ.
CÁC BƯỚC ƯƠM CÂY CON BẰNG MÚT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- B1: Nhấn đều mút xốp vào nước để đảm bảo mút được ngậm đầy nước.
- B2: Đặt hạt giống vào rãnh đã rạch sẵn của mút, một số loại hạt giống nhỏ, dễ dính như hạt xà lách khó tra vào rãnh bạn có thể chấm nước vào đầu ngón tay để thực hiện dễ dàng hơn.
(Lưu ý không để hạt quá sâu trong rãnh mút sẽ làm cho hạt khó nảy mầm, dễ bị úng dẫn đến thúi hạt, khoảng cách tốt nhất từ khoảng 2 đến 3 mm, làm sao khi đặt hạt vào rãnh ta vẫn thấy được hạt là đạt yêu cầu)
Đổ đầy nước vào khay và đảm bảo ngập 1/2 tấm mút.
- B3: Hoàn thành 2 bước trên, bạn đặt khay ươm tại nơi có ánh nắng, nếu không khi cây lên lá mầm mà ánh sáng không đủ thì cây sẽ bị cao rất nhanh, làm cây yếu và kém phát triển sau này.
Khi đặt khay ươm ngoài trời cũng cần phải có màng che (có thể màng che lan … ) tránh ánh nắng trực tiếp vào giữa trưa.
Kiểm tra khay ươm hạt thường xuyên, không được để mút bị khô, nhất là bề mặt bạn ươm cây non, điều này làm hạt khô, không nảy mầm được do bị mất độ ẩm.
- B4: Khi hạt đã nảy mầm và lên được lá, đặt cây con vào khay có chứa dung dịch dinh dưỡng với nồng độ khoảng 400Ppm.
Nếu thực hiện tốt, cây sẽ phát triển bộ rễ khỏe, lá thật vào ngày thứ 7 đến 14, và bạn có thể yên tâm đưa cây non lên trụ trồng rau thủy canh với nồng độ khoảng 800Ppm.
CÁC TRƯỜNG HỢP BẠN CÓ THỂ GẶP KHI SỬ DỤNG TRỤ TRỒNG RAU THỦY CANH
• Dù đã mở nguồn điện cho máy bơm, trụ vẫn xoay (đối với loại trụ xoay) nhưng không thấy nước được bơm lên. Cách xử lý: Bạn kiểm tra lại các kết nối của ống dẫn nước trong lòng thân trụ xem có bị đứt gãy không, nếu có kết nối lại và mở nguồn điện bình thường.
• Bơm nước hoạt động liên tục, nước chảy và tưới rễ liên tục nhưng không có thời gian nghỉ. Cách xử lý: Cần kiểm tra lại thiết bị hẹn giờ của bạn nếu thấy đang ở chế độ on, chuyển sang lại chế độ auto.
• Lá cây có màu vàng. Cách xử lý: Điều này là do độ pH trên 7 hoặc độ Ppm dưới 700, cần điều chỉnh lại bằng cách pha nồng độ dung dịch sao cho phù hợp.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU BỆNH HAY GẶP TRÊN TRỤ TRỒNG RAU THỦY CANH
- Ở đây, mình chỉ đưa ra 2 cách phòng ngừa sâu hại dễ thực hiện nhất mà vẫn đảm bảo được yêu cầu sạch và an toàn cho sức khỏe người dùng.
- Các loại củ, quả trong tự nhiên như: ớt, tỏi, hành, gừng,… đều có chứa lượng axít ảnh hưởng trực tiếp đến những loài sâu bọ gây hại cây trồng, nên bạn có thể tận dụng điều này để chế tạo dung dịch phòng ngừa thậm chí tiêu diệt được phần lớn một số loại sâu, bọ.
- Thuốc trừ sâu từ nước rửa chén và mù tạc (wasabi).
- Pha 3 đến 4 giọt nước rửa chén và mù tạc vào khoảng 2 lít nước và phun đẫm lên mặt sau của lá hoặc vị trí cần phòng trừ sâu, bọ.
- Sử dụng dung dịch bao gồm ớt, tỏi, gừng và rượu.
- Chuẩn bị ớt tươi, tỏi, gừng, mỗi loại 1kg (chọn gừng, tỏi, ớt càng cay càng tốt).
- Đem xoay nhuyễn hoặc giã nát hỗn hợp trên và ngâm vào trong 3 lít rượu.Đặt vào thùng kín khoảng từ 15 đến 20 ngày làm cho tinh dầu cay của hỗn hợp ngấm đều với rượu rồi đem ra sử dụng.
- Khi phát hiện có sâu bệnh, pha khoảng 200-300ml dung dịch vào 5 lít nước và phun đều lên bề mặt lá hoặc vị trí cần phòng ngừa.
THỦY CANH NÔNG THỊ
📞 0907 003 007
☎ 0285 448 3333
💻 www.thuycanhnongthi.com
📧 thuycanhnongthi@gmail.com
🏠 356/35 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Bình Thạnh, Tp.HCM